Sâu răng: diễn biến, nguyên nhân, điều trị và dự phòng
16-05-2012
3597
SÂU RĂNG: DIỄN BIẾN, NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG

    Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng theo hình thể giải phẫu của răng.
    Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai hoặc kẽ giữa hai răng ở một vài điểm trên bề mặt, lúc này người bệnh chưa cảm thấy đau hay buốt, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra. Một thời gian sau, những điểm này biến đổi sắc tối hơn sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện có thể nhỏ như đầu tăm hoặc to toàn bộ mặt nhai. Người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn giắt vào. Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc cường độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm. Khi bị viêm tủy thì phải chữa viêm tủy răng tốn kèm hơn về mặt chi phí và thời gian, Nếu không chữa tủy thì bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn trở thành bệnh lý viêm chóp chân răng cấp hoặc mạn tính và vỡ cụt thân răng, mất chức năng của răng. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi miệng.

Những nguyên nhân gây sâu răng
   Người ta cho rằng có 4 nhân tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn, thức ăn mà cụ thể là tinh bột,
thời điểm  chải răng và độ cứng răng của từng người
   Vi khuẩn gây sâu răng là các vi khuẩn bám vào bề mặt răng, trên các mảng bám răng, trên màng sinh học và có khả năng gây sâu răng bằng cách
các vi khuẩn này bám vào răng và tăng sản sinh hình thành các đốm khuẩn, dần dần các đốm khuẩn này phát triển thành một số lượng lớn các vi khuẩn tấn công răng, chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme, chuyển hóa tinh bột thành đường và đường thành acid.  Những chất này có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ trong kết cấu men và ngà răng tạo nên lỗ thủng trên thân răng gọi là lỗ sâu răng ( xem thêm cơ chế gây sâu răng ).

   Chải răng đúng cách, đúng thời điểm nhằm loại bỏ hết nguồn nguyên liệu cho vi khuẩn tổng hợp nên các chất gây hại cho răng là cách tốt nhất trong việc phòng và chống sâu răng

   Dùng nước xúc miệng nhằm mục đich diệt và làm giảm số lượng vi khuẩn làm cắt chuỗi liên hoàn gây sâu răng


   Khả năng chống sâu của răng tùy thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.
    Sự gây ra sâu răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường, là nguyên liệu quan trọng để vi khuẩn sử dụng dinh dưỡng và thải ra sản phẩm chuyển hóa là acid gây xói mòn và tạo lỗ thủng trên men răng, có hại nhât là thói quen ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ. Các gợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên, hoặc/và không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển bởi một sô lượng lớn vi khuẩn thường xuyên cư trú trong mảng cao răng.
    Quá trình từ răng mới sâu đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian, nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự vệ sinh, khả năng chống sâu của từng người và cũng phụ thuộc mức độ vi khuẩn nhiều hay ít. Người ta cho rằng từ lúc xuất hiện các đốm răng cho đến khi hình thành lỗ sâu có thể đến 1,5 năm, trong thời gian đó rất cần được điều trị kịp thời.

Điều trị răng sâu như thế nào?
  
   Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.

    Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu. Sau đó hàn trám lỗ sâu răng là phương pháp thường dùng nhất để chữa sâu răng. Khi hàn sử dụng chất liệu hàn trám để hàn thật chắc vào răng, trám đầy vào chỗ khuyết của răng để không lưu vi khuẩn và thức ăn vào hốc sâu răng nhằm ngăn chặn hậu sâu răng nặng hơn hoặc hậu quả của sâu răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.

Share:
CHUYÊN MỤC KHÁC
Tin mới đăng

Thành công của một răng implant nha khoa đến từ sự chuẩn bị kỹ càng của nhà làm chuyên môn và sự phối hợp hợp tác của người được làm răng implant: Các điều kiện cần để tối ưu: Cung cấp đầy đủ thông tin tình trạng sức khỏe, tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế, sử dụng răng trong giới hạn tải lực ch

Phẫu thuật trong miệng là tiểu phẫu cần tiến hành trong các can thiệp nha khoa với các chỉ định: Nhổ răng trong nắn chỉnh răng, nhổ răng ngầm, nhổ răng thừa, nhổ răng kẹ, lạc chỗ, tháo vít nẹp xương, cấy implant, tạo hình viền lợi, cắt phanh môi, bắt và tháo vít neo chặn, thay các phụ kiện trong quá

AUTO SMS: Địa chỉ & Lịch làm việc Nhakhoa Rangsu.vn

scroll up
Hàn răng bằng Glass Ionomer Cement ( Cement thủy tinh ) Sản phẩm thương mại là Fuji VII, Fuji IX
Hàn răng bằng Amangam ( Một ợp kim gồm Bạc, đồng, thủy ngân và một vài hợp kim khác )
Hàn răng bằng Composite
Hàn răng bằng sứ đúc inlay
Hàn răng bằng Composite