Mòn cổ răng: Phòng bệnh và điều trị
15-03-2011
2648
MÒN CỔ RĂNG: PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ

Mòn cổ răng là bệnh rất phổ biến trong nhóm bệnh của thân răng, ở bài này chỉ tập trung sâu vào cách Phòng ngừa và điều trị tùy từng giai đoạn.

Giai đoạn 1:  Mòn cổ răng chỉ thấy khi khám bằng mắt thường, người bệnh chưa thấy buốt, đau nhức hay bất kì một triệu chứng khó chịu nào khác. Gđ này điều trị mang tính dự phòng và loại trừ nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh là chính: Bệnh nhân được hướng dẫn loại bỏ các thói quen có hại: nghiến răng, thay bàn chải và thuốc đánh răng, chải răng đúng cách...

 

Giai đoạn 2: Mòn cổ răng đã gây các triệu chứng buốt khi ăn uống hoặc chải răng, thức ăn giắt vào khe mòn cổ răng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, có hai xu hướng điều trị là hàn bù vật liệu hàn nhân tạo vào vùng khuyết cổ răng và ghép vạt lợi che phủ vùng khuyết thân răng

         Mòn ngót cổ răng hay còn gọi là tiêu thân răng hình chêm thường được thấy như là một rãnh sâu, lõm vào hình chữ V ở mặt ngoài răng ở sát viền lợi, hay gặp ở các răng hàm nhỏ ( răng số 4 và 5 ), răng số 6 và các răng cửa. Căn nguyên của bệnh là kết hợp của nhiều yếu tố gồm nguyên nhân chủ yếu là chải răng không đúng cách, động tác chải thường là chuyển động ngang bàn chải gây nên một một tổn thương cơ học do bàn chải cọ miết nhiều năm trên thân răng và vùng cổ răng có độ cứng, độ chống chịu mài mòn thấp nhất, Nguyên nhân thứ hai là mô lợi và xương ổ răng ( mô nha chu ) vùng gần cổ răng bị co ngót do tác động của bệnh viêm nha chu mạn tính, chuyển động cơ học của bàn chải, điều này làm lộ ra vùng ngà răng đáng lẽ phải được che phủ bởi mô nha chu và khi vùng này lộ ra, sức chống chịu mài mòn của ngà răng kém hơn men răng rất nhiều nên sẽ bị mòn lõm tăng dần theo thời gian. Thêm nữa còn do thuốc đánh răng có bột phụ gia cứng, bàn chải răng có các lông bàn chải cứng. . Các nguyên nhân phối hợp là nguyên nhân toàn thân ( gặp ở người thấp khớp, bệnh gút,bệnh gan, thiếu canxi…), hoặc là do loạn dưỡng ở tế bào tạo ngà.

Chất liệu hàn mòn cổ răng thường là Ximăng silicat, GlassIonnomer Cement và Composite. Do những ưu điểm vượt trội của Composite về tính tiện dụng trong thao tác, tính thẩm mỹ so với hai chất liệu kia mà việc sử dụng Composite trở nên phổ biến hơn.

      Việc viêm lợi sau khi hàm cổ răng bằng Composite chỉ xảy ra khi kỹ thuật tạo hình miếng hàn không đúng, vật liệu hàn trùm lên che phủ cả vùng cổ răng gây mất tính lưu thông sinh lý của dịch lợi và dong chảy nước bọt quanh cổ răng, làm ứ đọng thức ăn tại chỗ

Đối với giải pháp ghép vạt lợi che phủ vùng khuyết chân răng có một vài đòi hỏi nhất đinh để đạt được thành công, đó là răng bị tổn thương mòn cổ răng không có tình trạng viêm nha chu quá nặng, xương ổ răng vùng kẽ còn một thể tích nhất định, mô lợi dính xung quanh còn nhiều đủ để cung cấp máu cho vạt mới được ghép. Mô vạt ghép có thể lấy tự thân từ vùng vòm miệng, vạt xoay từ mô lợi bên cạnh...

Giai đoạn 3: Mòn cổ răng đã gây hậu quả trên tủy răng sau một thời gian đau, buốt mà không được điều trị kịp thời. Khe mòn cổ này tạo ra một đường thông từ môi trường miệng vào tủy răng cho phép vi khuẩn tấn công tủy răng, tạo nên bệnh lý viêm tủy tương tự như một viêm tủy và chóp chân răng do sâu răng. Quyết định điều trị đúng ở giai đoạn này là Chữa tủy để bảo tồn răng, hàn bịt đường thông từ môi trường miệng vào buồng tủy qua lỗ thủng mòn cổ răng, mọi răng đã chữa tủy đều nên làm chụp bọc để gia cố, tăng cường độ cứng cho răng không còn được nuôi dưỡng bởi mạch máu tủy răng.

         Bác sĩ Nguyễn Cao Thắng

Chia sẻ thông tin   Gửi bài viết này cho bạn bè Bản in
Các bài viết khác
Share:
scroll up
1
Bạn cần hỗ trợ?
 
Bấm vào để gọi: 0982098218