Chăm sóc răng miệng cho trẻ tại nhà và tại phòng khám nha khoa
15-03-2011
3130
CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO TRẺ TẠI NHÀ VÀ TẠI PHÒNG KHÁM NHA KHOA
Phòng Ngừa bệnh sâu răng cho trẻ em: Sử dụng fluor là phương pháp hiệu quả nhất cho răng của trẻ em. Và nếu được kết hợp với kỹ thuật trám bít hố và rãnh, khả năng phòng ngừa sâu răng của fluor có thể lên đến 90%.



Khám định kỳ, làm sạch răng: Làm sạch răng đúng chuẩn là một trong những mục đích nhằm giúp trẻ có được một hàm răng sạch. Sau đó, sử dụng các loại fluor tại chỗ làm răng trẻ ít bị sâu răng hơn.



Hướng dẫn vệ sinh răng miệng: Hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả các phương tiện và phương pháp làm vệ sinh răng miệng tại nhà.



Điều trị lỗ sâu: Răng các cháu được phục hồi với các vật liệu và phương pháp hiện đại nhất cho trẻ em: các chất trám thẫm mỹ, các loại mão (bọc) răng… việc phục hồi này rất cần thiết để giúp hệ răng sữa duy trì vai trò một cách có hiệu quả.

- Điều trị răng sữa bao gồm cả những điều trị nội nha (điều trị tủy răng), tương tự như điều trị răng người lớn.

- Các phương pháp điều trị này nhằm duy trì chức năng của răng sữa cho đến tuổi thay răng như tự nhiên.



Phòng ngừa sâu răng với chất trám bít hố và rãnh (sealants): Răng của trẻ em rất nhạy với sâu răng, nhất là các răng cối phía sau. Nhưng do cấu tạo tự nhiên, đôi khi các răng này có các hố và rãnh rất dễ vướng thức ăn và sợi lông bàn chải lại không thể làm sạch hoàn toàn. Vì vậy các răng này rất dễ bị sâu. Nhưng nếu các mặt răng này được trám với các chất trám bít hố và rãnh, chất trám bít này sẽ tạo thành một lớp màng bảo vệ ngăn cách các chất gây sâu răng và răng.



Khí cụ bảo vệ răng miệng trong thể thao của trẻ em: Trẻ em đang trong tuổi hiếu động, đồng thời các hoạt động thể thao là một trong những nguyên nhân có thể gây tổn thương cho răng do va chạm, chấn thương… Phòng điều trị nha khoa trẻ em giúp phụ huynh an tâm hơn khi thực hiện các khí cụ bảo vệ răng (mouth guard) để trẻ ngậm trong miệng lúc chơi thể thao.



Điều trị các trường hợp răng bị chấn thương: Đôi khi các chấn thương có thể làm tổn thương răng của trẻ. Lúc đó, chúng tôi sẽ hỗ trợ quí phụ huynh nhằm tái tạo hoặc ngăn ngừa các biến chứng, di chứng có thể xảy ra như là hậu quả của răng bị tổn thương bao gồm lệch lạc răng, mất răng, ảnh hưởng khớp cắn và thẫm mỹ về sau.



Chỉnh hình răng miệng các trường hợp đơn giản: Rối loạn khớp cắn và lệch lạc răng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ và chức năng ăn nhai về sau. Tuy nhiên những lệch lạc này trong đa số trường hợp có thể chỉnh, sửa tương đối dễ dàng nhất là khi trẻ còn nhỏ nếu được khám và can thiệp sớm.



http://www.myoresearch.com/cms/index.php?t4k

Chẩn đoán và điều trị hôi miệng do răng: Hôi miệng làm trẻ dễ bị xa cách trong giao tiếp và gây khó chịu cho quí vị khi muốn "nựng" và hôn "cục cưng của mẹ". Chúng tôi có thể giúp loại trừ biểu hiện khó chịu này do nguyên nhân răng miệng.



Điều trị răng miệng không gây đau: Một trong những vấn đề nhạy cảm nhất của trẻ em và quí vị. Đối với chúng tôi và cũng như quí vị, đau đớn và khó chịu khi điều trị răng miệng cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu. Vì vậy, chúng tôi đang áp dụng các phương pháp điều trị hiện đại nhất nhằm gây cho trẻ một ấn tượng mới về nha khoa: nha khoa là không đau và chỉ là "cuộc chơi trong vườn trẻ".

Trong đó, lần đầu tiên chúng tôi sử dụng liệu pháp giảm lo âu và sợ hãi với khí nitrous oxide (N2O). Đây là kỹ thuật nhằm ức chế ý thức một cách tối thiểu trong đó trẻ vẫn còn có khả năng duy trì khả năng hô hấp một cách độc lập và liên tục, có khả năng đáp ứng phù hợp khi có kích thích vật lý hay mệnh lệnh. Thuốc có một giới hạn an toàn đủ rộng để sự mất ý thức không xảy ra.

Ưu điểm:

- Tác dụng nhanh, hồi phục nhanh do N2O rất ít tan trong huyết tương, đạt nồng độ điều trị rất nhanh và cũng giảm nhanh.

- Dễ kiểm soát liều lượng.

- Không tác dụng phụ trầm trọng

Chú ý:

Nói chung N2O làm giảm các mức độ nhẹ về lo âu cho trẻ, nhưng trẻ phải có khả năng tuân theo hướng dẫn trong lúc sử dụng liệu pháp N2O. Vì vậy liệu pháp này không dùng cho trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp trên và không hiệu quả nếu trẻ không hợp tác, khi được hướng dẫn thở bằng mũi. Và thuốc không loại trừ sự cần thiết gây tê tại chỗ, ngoại trừ những thủ thuật rất nhỏ.



Nhổ răng và tiểu phẫu thuật răng miệng đơn giản cho trẻ em: Thường áp dụng cho các răng sữa sắp thay. Tuy nhiên trong một số trường hợp việc duy trì răng sữa không kết quả, thì đây là biện pháp cuối cùng và nếu cần có thể phải đi kèm với việc thực hiện các bộ phận giữ khoảng (giảm nguy cơ bị lệch lạc răng vĩnh viễn sau này).



Những vấn đề về răng miệng của trẻ em nên được chú ý và thực hiện vào thời điểm nào?

Từ lúc mới sinh đến 6 tháng tuổi

- Lau miệng và nướu với gạc sau khi cho bú và trước khi ngủ.

- Giảm hoặc tránh cho bú sữa hoặc chất ngọt lúc trước khi đi ngủ.

Từ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi

- Cho trẻ đến khám những chiếc răng đầu tiên vừa mọc.

- Chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ với bàn chải cho trẻ em, loại có lông mềm hoặc thật mềm. Không dùng kem đánh răng.

- Cai sữa khi trẻ được 12 tháng tuổi.

Từ 12 đến 24 tháng tuổi

- Khám răng định kỳ theo hướng dẫn của BS RHM

- Dùng kem đánh răng không có fluor.

- Mọc gần đủ hệ răng sữa.

Trên 24 tháng tuổi

- Sử dụng kem đánh răng có fluor nếu trẻ biết khạc, nhổ và biết súc miệng.

Khi trẻ còn nhỏ, nhất là những năm tháng đầu đời là thời điểm lý tưởng nhất giúp trẻ em có được một ý thức tích cực về sức khoẻ răng miệng và hình thành những thói quen tốt chăm sóc răng miệng.

Phòng Điều trị Nha Khoa Trẻ Em tại Nhakhoahappy của chúng tôi sẽ giúp các cháu trong việc hình thành một ấn tượng tích cực trong cuộc đời về nha khoa qua những lần tiếp xúc, khám và điều trị răng miệng tại đây…

Nói chung các vấn đề răng miệng của trẻ em hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Đó cũng chính là lý do tại sao chúng tôi khuyến khích phụ huynh cho các cháu được tiếp xúc nha khoa, đặc biệt là trong giai đoạn đầu tiên khi các cháu vừa mọc những răng đầu tiên.

Chia sẻ thông tin   Gửi bài viết này cho bạn bè Bản in
Các bài viết khác
Share:
scroll up
1
Bạn cần hỗ trợ?
 
Bấm vào để gọi: 0982098218