Chải răng đúng cách và dùng chỉ tơ nha khoa
15-03-2011
3690
CHẢI RĂNG ĐÚNG CÁCH VÀ DÙNG CHỈ TƠ NHA KHOA
   Trong miệng mỗi người có rất nhiều vi khuẩn sống nhờ vào những mảnh thức ăn thừa bám vào răng sau mỗi bữa ăn. Chúng sinh sôi rất nhanh sau khi phân hủy xong dưỡng chất và tiết ra chất keo dính kết lại với nhau tạo thành mảng gọi là mảng bám răng. Mảng bám răng rất mềm và vi khuẩn cư trú ở đó tiết ra axit phá hủy cấu trúc men răng, ngà răng còn gọi là bệnh sâu răng và  gây tiêu xương xung quanh chân răng. Sau một thời gian mảng bám răng khoáng hóa hình thành cao răng ở trong túi nướu ( lợi ) gây bệnh viêm nha chu ở đây, làm tiêu xương quanh răng, lâu ngày làm cho răng ngày càng tăng mức độ lung lay và rụng do mất các phương tiện chằng giữ răng vào xương hàm ( xương quanh răng, dây chằng nha chu )

Các cách làm sạch răng

- Nước súc miệng: Dùng nước súc miệng để tạm thời làm sạch răng bằng tác dụng làm trôi đi các mảnh vụn giắt vào kẽ răng và ức chế, diệt hoặc giảm lượng vi khuẩn trong toàn bộ khang miệng trong thời vài giờ. Khi đi ăn tiệc, đi picnic, học tại trường, tại công sở... mà không mang theo bàn chải, có thể dùng nước chín, nước muối pha loãng hay các loại nước súc miệng có bán trên thị trường.

- Lau răng: Cách làm sạch răng tạm thời này có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Dùng vải sạch, gạc sạch quấn quanh ngón tay rồi lau hai hàm răng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Cha mẹ nên tập thói quen lau răng cho con ngay khi trẻ mới mọc răng sữa. Lau răng miệng cho trẻ ngay sau khi cho ăn bột hoặc bú sữa.

- Chà răng: Đây là cách làm sạch răng phổ biến khi chưa có bàn chải và thuốc đánh răng, nay vẫn được sử dụng ở một số vùng nông thôn. Dùng vỏ cau khô đập dập một đầu, sau đó chà chỗ đầu miếng cau dập đó vào mặt răng. Chỉ dùng khi xa nhà, quên không mang theo bàn chải và cần dùng bàn chải chải răng thật sạch khi trở về.

- Tăm xỉa răng: Thường chỉ nên dùng để khều các mảng thức ăn giắt vào kẽ răng bằng cách đẩy nhẹ thức ăn qua kẽ mà không xuyên hoàn toàn tăm qua kẽ răng đồng thời trượt nhẹ đầu tăm theo rãnh giữa hai răng kề nhau để làm sạch vùng bề mặt men răng giữa hai răng này, làm lần lượt từng khe răng cho đến răng cuối cùng. Khi dùng cần cẩn thận tránh làm trầy, xây xát nướu. Nên dùng tăm đầu nhỏ bằng gỗ mềm.

Sử dụng sai tăm xỉa răng có thể làm trầy, xây xát nướu, viêm nướu, hở kẽ răng, mòn cổ răng, viêm nhiễm nướu răng dẫn đến bệnh nha chu (viêm quanh chân răng). Dù dùng tăm xỉa răng trở thành thói quen lâu đời ở Việt Nam, vẫn không nên lạm dụng cách làm sạch răng này; đặc biệt không dùng cho trẻ em (đối tượng này chỉ nên dùng bàn chải).

- Chỉ tơ nha khoa: Dùng bổ sung cho bàn chải đánh răng vì bàn chải đánh răng không thể đánh được tất cả các bề mặt của răng, chỉ tơ nha khoa làm sạch thức ăn, mảng bám ở cổ răng, kẽ răng, mặt tiếp xúc giữa hai thân răng... Cần cẩn thận khi dùng chỉ tơ nha khoa, không ấn chỉ xuống sâu quá, không kéo chỉ qua lại nhiều lần để tránh làm tổn thương lợi, chảy máu lợi, cắt đứt dây chằng quanh cổ răng.

- Bàn chải đánh răng: Nên sử dụng thường xuyên sau khi ăn, trước khi ngủ và lúc ngủ dậy. Đây là cách làm sạch răng hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay, Chải răng bằng bàn chải là cách vệ sinh răng miệng quan trọng và hiệu quả nhất trong các phương pháp vệ sinh răng miệng đặc biệt khi chải đúng cách.



- Không chải răng theo kiểu kéo ngang tới lui như kéo đàn: Làm như vậy răng dễ bị mòncổ răng, hư nướu và không sạch. Luôn chuyển động bàn chải theo chiều lên xuống theo hướng răng mọc hoặc đánh xoay tròn để làm sạch răng như video trên. Thời gian cần để chải sạch hai hàm răng là khoản 4 phút, 2 phút cho các răng hàm trên, hai phút cho các răng hàm dưới, mỗi hàm trên hoặc dưới lại chia làm 3 vùng: vùng răng cửa chải lần lượt hai mặt ngoài và trong, vùng răng hàm bên phải cũng như bên trái chải 3 vùng là mặt lưỡi, mặt nhai và mặt má của răng.

Lưu ý khi dùng bàn chải:
- Không đánh răng quá mạnh: Đánh răng mạnh không những không làm sạch được răng mà còn làm bàn chải chóng hỏng. Các mảng bám răng rất mềm, chỉ cần chải nhẹ nhàng nhiều lần là tan hết.
- Nên thay bàn chải 03 tháng/lần hoặc thay bàn chải khi thấy sợi lông bàn chải không còn thẳng như bàn chải mới nữa
- Bề mặt trong của răng mặt tiếp xúc với lưỡi là phần khó đánh nhất và cũng hay bị bỏ quên nhất, khi đánh mặt trong răng cửa, phải dựng thẳng bàn chải đánh răng lên mới đánh sạch được những răng này, chuyển động của bàn chải vẫn theo hướng xuay tròn. Khi đánh bề mặt ngoài ( mặt má ) hay mặt trong ( mặt lưỡi ) của răng hàm, phải nghiêng bàn chải 45 độ về phía lợi và bàn chải chuyển động xoay tròn vào ranh giới của răng và viền lợi (đây là nơi mảng bám răng đóng nhiều nhất).

- Đánh răng ngay sau ăn, trước khi đi ngủ kết hợp dùng chỉ tơ nha khoa là cách giữ gìn răng miệng tốt nhất. Các biện pháp làm sạch răng khác chỉ là tạm thời, không giúp bộ răng  sạch và khoẻ một cách hoàn hảo.
Chia sẻ thông tin   Gửi bài viết này cho bạn bè Bản in
Các bài viết khác
Share:
CHUYÊN MỤC KHÁC
Tin mới đăng

Thành công của một răng implant nha khoa đến từ sự chuẩn bị kỹ càng của nhà làm chuyên môn và sự phối hợp hợp tác của người được làm răng implant: Các điều kiện cần để tối ưu: Cung cấp đầy đủ thông tin tình trạng sức khỏe, tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế, sử dụng răng trong giới hạn tải lực ch

Phẫu thuật trong miệng là tiểu phẫu cần tiến hành trong các can thiệp nha khoa với các chỉ định: Nhổ răng trong nắn chỉnh răng, nhổ răng ngầm, nhổ răng thừa, nhổ răng kẹ, lạc chỗ, tháo vít nẹp xương, cấy implant, tạo hình viền lợi, cắt phanh môi, bắt và tháo vít neo chặn, thay các phụ kiện trong quá

AUTO SMS: Địa chỉ & Lịch làm việc Nhakhoa Rangsu.vn

scroll up
1
Bạn cần hỗ trợ?
 
Bấm vào để gọi: 0982098218