Bệnh viêm lợi trong thai kì
15-03-2011
2984
BỆNH VIÊM LỢI TRONG THAI KÌ

Biểu hiện

Lợi thấy bị sưng đỏ, dễ chảy máu, nhất là khi đánh răng. Bạn có thể thấy xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như hôi miệng, ngứa và đau lợi.

Viêm lợi thường được chia làm 2 giai đoạn

Giai đoạn đầu: Lợi đột nhiên bị sưng phồng, dễ chảy máu (nhất là khi đánh răng). Giai đoạn này lợi có thể bị sưng đau nhưng răng vẫn bám chắc trong chân răng. Bạn không có tổn thương răng miệng nào khác.

Giai đoạn cuối: Nếu lợi bị viêm trong thời gian dài mà không có cách điều trị phù hợp, lớp lợi bên trong và xương hàm bị xô vào phía sau, tạo thành một lỗ hổng cạnh chân răng. Khi ấy, các lỗ hổng này sẽ là nơi tích tụ thức ăn thừa và vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng chân răng. Lợi sẽ bị sưng viêm nghiêm trọng khiến bạn bị đau nhức, sưng má, miệng có mùi hôi khó chịu. Lâu ngày, lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng của bạn bị lộ ra, trông rất mất thẩm mỹ. Không những thế, khi lợi yếu đi, răng không còn chỗ bám nữa sẽ bị lung lay, cuối cùng là bị rụng.
 
 

Nguyên nhân

- Do thay đổi các hormone trong thời kỳ thai nghén làm giảm khả năng miễn dịch của lợi đối với vi khuẩn. Mức độ viêm lợi nặng hay nhẹ phụ thuộc và tình trạng lợi của bạn trước lúc mang thai.
 
- Do vi khuẩn phát triển trong mảng bám răng (một màng mỏng, bám vào bề mặt răng, thành phần gồm vi khuẩn và vụn thức ăn).

Nhiều người cho rằng bị viêm lợi khi mang thai là điều không thể tránh khỏi nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được triệu chứng khó chịu này ngay từ đầu.

Phòng tránh

- Nên khám nha khoa định kỳ mỗi năm kể cả lúc bạn chưa có thai vìviêm lợi là chứng bệnh thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào.

- Trước khi có kế hoạch mang thai, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát nhất là sức khỏe răng lợi để bác sĩ chữa trị dứt điểm việc viêm lợi (nếu có) của bạn.

- Nên đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, sáng sớm khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

- Sử dụng bàn chải mềm, chất liệu tốt để không gây tổn thương cho lợi.

- Có thể sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng mỗi ngày.

- Thay mới bàn chải sau mỗi lần bạn bị ốm: Virut có thể cư trú trong bàn chải khi bạn bị ốm và khiến lợi bạn bị viêm sưng sau đó.

- Ăn sữa chua và các loại thực phẩm giàu axit lactic có thể ngăn ngừa được chứng viêm lợi. Tuy nhiên, các loại sữa và phomai thông thường lại không có khả năng phòng ngừa được chứng bệnh này.

- Không nên đánh răng trong vòng 30 phút sau khi bị nôn hoặc uống các nước giải khát có ga do các axit từ dạ dày và các chất ăn mòn men răng trong nước giải khát lúc này làm yếu các cấu trúc phân tử trên bề mặt men răng là cho bề mặt men răng dễ dàng bị bào mòn bởi bàn chải.

- Nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hay nước súc miệng chứa fluor để làm mát và bảo vệ men răng sau khi bạn bị nôn.

Khắc phục khi bị viêm lợi

- Đánh răng nhẹ nhàng: Lợi sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi bị viêm. Vì vậy, bất kỳ một tác động mạnh nào khi bạn đánh răng cũng khiến lợi bạn bị chảy máu và đau.

- Hạn chế các loại bánh kẹo ngọt, nước hoa quả chứa đường. Nên uống nước lọc thường xuyên thay cho nước hoa quả.

- Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng như ớt, gừng… hay các loại đồ uống có cồn như bia, rượu…

- Súc miệng hay đánh răng ngay sau khi ăn nhất là khi bạn ăn đồ ngọt.

- Nên đi khám bác sĩ khi bạn bị viêm lợi trong thời gian mang thai để tìm ra cách chữa trị thích hợp. Lấy cao răng trong thời kỳ mang thai không  gây hại gì cho mẹ và bé bởi  lây cao răng chỉ la một can thiệp tại chỗ trên răng, nhẹ nhàng và không dùng bất cứ một loại thuốc gì có tác dụng toàn thân. Tốt nhất bạn nên đi đến khám tại các trung tâm nha khoa có uy tín.

Điều trị

Thông thường nếu nguyên nhân gây viêm lợi là do vi khuẩn trong mảng bám răng, bạn phải đến phòng khám để lấy sạch cao răng.

 
Nếu bạn bị nặng, chảy máu lợi nhiều thì bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thêm thuốc kháng sinh loại có thể dùng trong thời kì mang thai. Lưu ý, bạn phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Chia sẻ thông tin   Gửi bài viết này cho bạn bè Bản in
Các bài viết khác
Share:
CHUYÊN MỤC KHÁC
Tin mới đăng

Thành công của một răng implant nha khoa đến từ sự chuẩn bị kỹ càng của nhà làm chuyên môn và sự phối hợp hợp tác của người được làm răng implant: Các điều kiện cần để tối ưu: Cung cấp đầy đủ thông tin tình trạng sức khỏe, tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế, sử dụng răng trong giới hạn tải lực ch

Phẫu thuật trong miệng là tiểu phẫu cần tiến hành trong các can thiệp nha khoa với các chỉ định: Nhổ răng trong nắn chỉnh răng, nhổ răng ngầm, nhổ răng thừa, nhổ răng kẹ, lạc chỗ, tháo vít nẹp xương, cấy implant, tạo hình viền lợi, cắt phanh môi, bắt và tháo vít neo chặn, thay các phụ kiện trong quá

AUTO SMS: Địa chỉ & Lịch làm việc Nhakhoa Rangsu.vn

scroll up
1
Bạn cần hỗ trợ?
 
Bấm vào để gọi: 0982098218